Quy Trình Xây Dựng Bài Thuyết Trình Hoàn Hảo

Khi được giao trọng trách thuyết trình, đa số mọi người đều cảm thấy lo lắng. Nhưng Hoàng Thu Cúc thì thấy đó chính là cơ hội để được tỏa sáng. Chỉ cần bạn biết cách xây dựng bài thuyết trình thật tốt, thể hiện năng lực thuyết phục của bản thân, bạn sẽ thu hút được sự chú ý của mọi người. Con đường thăng tiến cũng trở nên rộng mở phía trước. Đó chính là lý do người thuyết trình tốt luôn có được thành công nhanh chóng.

Và bước đầu tiên để thuyết trình tốt, chính là làm theo quy trình xây dựng bài thuyết trình hoàn hảo của Hoàng Thu Cúc

1. Giai Đoạn Chuẩn Bị

Công tác chuẩn bị là công tác quan trọng nhất, là nền móng cho cả bài thuyết trình. Trong giai đoạn chuẩn bị, bạn cần thực hiện các công việc sau:

Nghiên Cứu Nội Dung Thuyết Trình

Nghiên cứu nội dung thuyết trình là bước quan trọng nhất, cần bạn dành nhiều thời gian nhất. Thời gian thực hiện nghiên cứu có thể kéo dài từ vài tuần, vài tháng hoặc vài năm, tùy thuộc vào quy mô và chủ đề của bài thuyết trình.

Nghiên cứu là quá trình bạn tìm kiếm các câu trả lời cho những thắc mắc về bài thuyết trình của mình, tìm kiếm các bằng chứng cho những khẳng định của mình. Hãy sử dụng các công cụ phần mềm trực tuyến hỗ trợ công việc này.

Khi đã thu thập đủ thông tin, dữ liệu, bạn cần sắp xếp lại các kết quả, lưu trữ, đánh dấu những tài liệu đã được sử dụng để tham khảo. Sau cùng, bạn tiến hành phân loại, so sánh, tính toán và phân tích.

Lên Ý Tưởng Xây Dựng Nội Dung Bài Thuyết Trình

Tiếp đến, bạn cần viết bản phát thảo xây dựng nội dung bài thuyết trình. Đừng viết thành một bài văn. Điều bạn cần làm là sắp xếp trình tự các thông tin sẽ được nhắc đến.

Hãy tạo phần mở đầu thu hút sự chú ý của mọi người bằng một câu hỏi, hoặc câu chuyện. Sau đó tóm tắt sơ lược những thông tin mà bạn sẽ đề cập đến. Trong phần phân tích, hãy cung cấp các dữ liệu, đồ thị, số liệu mà khách hàng muốn biết, cần biết.

Đừng dông dài, quá tham thông tin khiến bài thuyết trình trở nên nhàm chán, quá tải. Hãy lồng ghép các câu chuyện, các thông tin hài hước minh họa cho luận điểm của bạn, tạo nét sinh động cho bài. Cuối cùng, hãy tóm tại lại các luận điểm chính mà bạn đã nêu.

Chuẩn Bị Thiết Bị Hỗ Trợ Xây Dựng Bài Thuyết Trình

  • Tài liệu giấy

Tài liệu giấy thường để khán giả tham khảo các số liệu, dẫn chứng. Tài liệu giấy là một cách hay để mọi người tập trung hơn vào bài thuyết trình của bạn thay vì chăm chú ghi chép.

  • Hình ảnh trình chiếu

PowerPoint hay các phần mềm trình chiếu những hình ảnh minh họa sinh động tương tự cũng là một vũ khí hỗ trợ đắc lực cho bạn. Thông qua hình ảnh, khán giả sẽ dễ dàng hiểu được luận điểm của bạn. Hình ảnh cũng giúp họ ghi nhớ nội dung bài thuyết trình lâu hơn.

  • Luyện tập

Sau khi đã hoàn tất xây dựng bài thuyết trình, hãy luyện tập thuyết trình trước gương nhiều lần. Càng thực hành nhiều, bạn càng có thêm tự tin, có sự phối hợp nhịp nhàng với các thiết bị. Bài thuyết trình cũng trở nên suôn sẻ, trôi chảy hơn.

  • Chuẩn bị sẵn sàng các thiết bị

Cuối cùng, trước khi thật sự bắt đầu thuyết trình, hãy kiểm tra lại tất cả các thiết bị. Đừng đợi đến khi mọi người đã vào chỗ sẵn sàng nghe bạn nói rồi mới lọ mọ tìm cách kết nối máy tính và màn hình chiếu. Hãy tỏ ra chuyên nghiệp và bài bản. Kiểm tra tất cả mọi thiết bị mà bạn cần sử dụng. Bật chúng lên, chuẩn bị sẵn sàng tất cả mọi kết nối.

2. Giai Đoạn Truyền Tải

  • Cách sử dụng ngôn ngữ thuyết trình

Sau nhiều thời gian dày công xây dựng bài thuyết trình hoàn hảo, đã lúc bạn tỏa sáng. Hãy vận dụng mọi thứ đã học được từ lớp học nghệ thuật thuyết trình của Hoàng Thu Cúc. Hãy thuyết trình bằng giọng nói truyền cảm nhất, sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu nhất, nhiệt huyết nhất. Hãy nhấn giọng ở những điểm quan trọng để khán giả lưu ý.

Nhớ dừng lại ở một vài khoảnh khắc khi bạn đặt ra câu hỏi, để khán giả có thời gian suy nghĩ.

  • Cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Bên cạnh giọng nói, ngôn ngữ cơ thể cũng đóng một vai trò quan trọng giúp thu hút người nghe. Ngôn ngữ cơ thể phù hợp nhất cho một buổi thuyết trình chính là phong thái tự tin, đĩnh đạc. Hãy giao tiếp bằng mắt với tất cả các khán giả của bạn. Đừng quá gò bó bản thân, hãy thả lỏng tay chân, hoạt động nhẹ nhàng theo nhịp điệu nói.

3. Giai Đoạn Gắn Kết

Sau khi hoàn thành bài thuyết trình, bạn cần tìm cách giữ liên lạc với các khán giả của mình. Hãy hỏi họ để lại email để bạn gửi slide thuyết trình, video buổi thuyết trình và để bạn có thể thông báo cho họ về buổi thuyết trình tiếp theo.

Nếu được, hãy khuyến khích mọi người để lại phản hồi và những thắc mắc sau khi lắng nghe. Bạn cũng có thể nhờ đội ngũ của mình phỏng vấn một số người tham dự để có ý kiến đánh giá chính xác nhất.

Đây chính là những quy trình tổng quát xây dựng bài thuyết trình hoàn hảo của Hoàng Thu Cúc. Vẫn còn có rất nhiều điểm, rất nhiều lưu ý mà tôi muốn chia sẻ với bạn. Trong một bài viết khó mà diễn tả hết được. Hãy đến tham gia lớp học thuyết trình của tôi tại đây. Tôi sẽ đào tạo bạn, hỗ trợ bạn hoàn thành bài thuyết trình một cách tốt nhất.

#NghệThuậtThuyếtTrình

Related Articles