Làm Thế Nào Để Xây Dựng Một Bài Thuyết Trình Truyền Cảm Hứng

Còn nhớ thời gian đầu làm diễn giả, Hoàng Thu Cúc cũng từng như bạn. Tôi cũng mắc phải nhiều lỗi sai. Nhưng qua quá trình luyện tập lâu dài, tôi đã biết cách làm thế nào để xây dựng một bài thuyết trình truyền cảm hứng hoàn hảo.
Trong một lần được mời thuyết trình về cách kinh doanh hệ thống, tôi đã rất hào hứng lên ý tưởng, viết kịch bản và thiết kế slide cho bài của mình. Tôi phân tích, đào sâu nỗi đau của người làm kinh doanh hệ thống. Tôi dẫn dắt họ đến lời kêu gọi hành động một cách hoàn hảo.
Tôi thậm chí đã luyện tập và trình bày nội dung với đối tác. Họ đánh giá rất cao bài thuyết trình của tôi. Tôi làm họ tin chắc 100% rằng họ đã hợp tác với đúng người. Nhưng sao tôi vẫn cảm thấy bài thuyết trình còn chút thiếu sót…
Tôi bắt đầu nhìn lại các bài dạy thuyết trình trước đám đông của mình. Tôi xem hết các video clip bài giảng từ trước đến giờ mà tôi còn lưu giữ. Và tôi nhận ra rằng mình vẫn chưa áp dụng một số những điều thường bị bỏ quên sau:
1. Câu Chuyện Hấp Dẫn Tạo Bài Thuyết Trình Hấp Dẫn
Bạn biết không? Không gì có thể thu hút sự chú ý lắng nghe của mọi người tốt hơn một câu chuyện hấp dẫn. Hầu như ai cũng thích nghe kể chuyện. Chúng ta đã kể chuyện cho nhau nghe mỗi ngày trong các cuộc trò chuyện.
Câu chuyện là cách dễ dàng nhất để bạn tiếp cận mọi người. Hãy nêu bật nỗi đau của họ thông qua các câu chuyện kể. Điều này giúp họ nhận ra bạn cũng đồng cảm với họ, bạn thấu hiểu được họ. Đó chính là điều mà Hoàng Thu Cúc đã học được từ Tổng thống Abraham Lincoln – một bậc thầy thuyết trình.
Đừng vội cung cấp cho họ những kiến thức không cảm xúc. Điều đó sẽ khiến bài thuyết trình của bạn trở nên cực kỳ nhàm chán. Hãy cuốn hút họ dần vào bài thuyết trình qua các câu chuyện thực tế, sinh động, đầy hấp dẫn từ đầu.
2. Hình Ảnh Sinh Động, Trực Quan
Các công cụ hỗ trợ thuyết trình như PowerPoint hay Keynote,… thật sự là một con dao hai lưỡi. Nếu bạn chỉ trình chiếu lên những dòng chữ chán ngắt, sẽ chẳng ai thèm đọc. Hoặc họ mãi lo đọc và không tập trung nghe bạn nói.
Nhưng khi tôi thay đổi các dòng chữ đó bằng những hình ảnh sinh động, trực quan, mọi người trở nên hào hứng hơn. Trình chiếu hình ảnh minh họa cho lời bạn nói, sẽ giúp khán giả ghi nhớ thông tin lâu hơn.
3. Thông Tin Hữu Ích, Cần Thiết Cho Bài Thuyết Trình

Dĩ nhiên, một bài thuyết trình hay không thể thiếu các số liệu, dữ kiện minh chứng. Tuy nhiên, đừng nhét hết tất cả chúng vào slide và bài nói của mình.
Hãy chọn lọc những dữ liệu bạn nghĩ thật sự hữu ích, cần thiết để nhắc đến. Hãy xem xét liệu dữ liệu đó có tác động đến cảm xúc của họ không? Dữ liệu đó có mang ý nghĩa gì với họ không? Nếu có, hãy khai thác nó triệt để trong bài thuyết trình.
Ví dụ: khi thuyết trình về cách kinh doanh hệ thống, tôi cho mọi người biết con số thu nhập trung bình mỗi ngày mà một người có được sau khi áp dụng cách của tôi. Đó là một bằng chứng rõ ràng và cụ thể nhất giúp họ đưa ra quyết định hành động.
4. Lan Truyền Cảm Hứng
Một trong những người thuyết trình lan truyền cảm hứng tốt nhất mà tôi được biết đến là cố chủ tịch Apple – Steve Jobs. Ông luôn gây ấn tượng mạnh, thuyết phục khán giả của mình bằng cách lan truyền cảm hứng, thay vì tập trung nói về những thông tin khó hiểu của sản phẩm.
Hãy kể cho các khách hàng của bạn những câu chuyện về các nhân vật nổi tiếng. Điều đó sẽ thúc đẩy họ hành động, truyền cảm hứng đến họ.
5. Để Lại Ấn Tượng Khó Quên
Cuối cùng, một bài thuyết trình ý nghĩa là bài để lại ấn tượng đáng nhớ. Hãy nhờ cậy các hình ảnh đặc sắc để tạo ấn tượng với khán giả. Hình ảnh thì lúc nào cũng dễ ghi nhớ và được nhớ đến lâu hơn những con chữ hay lời nói.
Hãy chạm đến cảm xúc sâu trong lòng khán giả qua những câu chuyện. Hãy nhắc lại thông điệp mà bạn muốn truyền tải vào cuối buổi.
Đó chính là các cách giúp bạn tạo được ấn tượng khó quên.
Bạn thấy đó, đến người cầm MIC giảng dạy cho mọi người như tôi đôi khi còn quên sót nhiều điều. May mắn là tôi kịp nhận ra và sửa chữa bổ sung. Cũng từ đó, tôi lập một danh sách các tiêu chí cho bài thuyết trình hoàn hảo. Và cho đến tận bây giờ, tôi vẫn đang sử dụng nó để soi xét các điểm còn thiếu trong bài thuyết trình của mình.
Hãy tự lập bảng danh sách đó cho riêng mình. Bạn có thể tham khảo qua các lớp học về nghệ thuật thuyết trình của tôi tại đây. Từ đó rút ra cho mình những tiêu chí cần có. Chỉ cần chăm chỉ luyện tập, bổ sung kiến thức, rồi bạn cũng sẽ trở thành một bậc thầy thuyết trình giống như Hoàng Thu Cúc.
Chúc bạn thành công.