6 Kỹ Năng Mềm Cần Được Rèn Luyện Cả Đời

Kỹ năng mềm là những điều bạn học được từ xã hội. Kỹ năng mềm là cách bạn ứng xử trong mọi tình huống, là cách bạn đối xử trong mọi mối quan hệ. Khéo léo sử dụng kỹ năng mềm, kết hợp cùng kỹ năng cứng nền tảng, bạn sẽ dễ dàng đạt được thành công.

Tuy vậy, nhưng kỹ năng mềm không dễ học được như kỹ năng cứng. Có những kỹ năng mềm bạn cần phải học tập và rèn luyện cả đời. Chẳng hạn như:

1. Kỹ Năng Giao Tiếp

Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng chọn lọc thông tin để chia sẻ với mọi người. Không phải ai bạn cũng là người đáng tin, để bạn có thể chia sẻ mọi thông tin, mọi suy nghĩ. Bạn cần chọn lọc thông tin để chia sẻ đến đúng đối tượng. Và cần tìm ra cách tốt nhất, phù hợp nhất để bạn truyền đạt thông tin này.

Kỹ năng giao tiếp thật sự là một kỹ năng mềm quan trọng ma bạn cần học hỏi và cải thiện. Nó giúp bạn biết cách ứng xử và truyền đạt trong nhiều tình huống khác nhau.

Ví dụ: Bạn quyết định xin nghỉ làm công việc hiện tại, để có thể theo đuổi mơ ước đam mê. Ai sẽ là người bạn cần trao đổi, thông báo? Trước hết, đó chính là lãnh đạo của bạn, là gia đình của bạn.

Bạn truyền đạt thông tin này đến họ theo cách nào? Với lãnh đạo, bạn bày tỏ lòng biết ơn công ty đã cho bạn cơ hội học hỏi và làm việc, nhưng bạn nhận thấy bản thân cần rẽ sang một hướng đi mới. Với gia đình, bạn nêu rõ những lý do, lợi ích mà việc làm này mang lại.

Đó chính là kỹ năng giao tiếp. Đó là cách bạn khéo léo cư xử với từng đối tượng.

2. Kỹ Năng Xã Hội

Kỹ năng xã hội là kỹ năng tương tác, giao tiếp của bạn với mọi người, là kỹ năng xây dựng một mối quan hệ. Đối với trẻ nhỏ, việc kết bạn dễ như ăn bánh. Nhưng với người trưởng thành, đây lại là một kỹ năng mềm khó nhằn. Bởi người lớn thường suy nghĩ nhiều, thường hay phức tạp, cân nhắc mọi vấn đề.

Hãy học cách đơn giản trong việc kết bạn. Hãy học kỹ năng xã hội, quan sát mọi người xung quanh xây dựng các mối quan hệ và thực hành. Hãy kết bạn với các đồng nghiệp, đối tác bằng nhiều cách ứng xử tự nhiên như tặng một món quà nhỏ, mở đầu một câu chuyện, hỏi mượn một đồ vật…

Thực hành kỹ năng xã hội tốt, bạn sẽ xây dựng được nhiều mối quan hệ tốt, hạn chế xảy ra các xung đột.

3. Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian

Càng lớn, chúng ta càng thấy thời gian trôi qua quá nhanh. Đó là do bạn có thêm quá nhiều việc cần phải hoàn thành trong một ngày nhưng lại không biết cách phân bổ, quản lý thời gian.

Kỹ năng quản lý thời gian chính là cách bạn sử dụng 24 giờ trong một ngày hiệu quả nhất. Hãy vẽ ra thời gian biểu cho riêng mình. Tìm cách phân bổ thời gian trong một ngày hợp lý nhất. Tạo thói quen tuân thủ theo bảng thời gian bạn đã thiết lập. Đó chính là cách tốt nhất để bạn quản lý thời gian.

Lưu ý. Đừng cắt giảm thời gian ngủ của mình như một số người khác đang làm. Hãy tìm cách cắt giảm thời gian làm việc mà vẫn đạt được hiệu quả cao. Đó chính là điều bạn cần học hỏi.

4. Kỹ Năng Mềm Tư Duy Học Hỏi

Đừng bao giờ ngừng sử dụng kỹ năng mềm này cho đến cuối đời. Bởi thế giới luôn có nhiều điều mới mỗi ngày để bạn học hỏi.

Khi trưởng thành, thay vì để nhà trường cung cấp các môn học, dạy và lên lịch đào tạo cho bạn, bạn tự mình làm điều đó. Hãy tự giác tìm tòi học hỏi và tìm hiểu về những kiến thức còn thiếu theo cách bạn muốn.

Chẳng hạn bạn thuyết trình kém, bạn không tự tin nói trước đám đông, bạn không thể tự trình bày dự án tâm huyết của mình với lãnh đạo. Hãy học hỏi kỹ năng thuyết trình.

Bạn kém tiếng Anh, bạn không giao tiếp tốt với các lãnh đạo nước ngoài. Hãy học hỏi, trau dồi thêm vốn tiếng anh.

Kỹ năng tư duy, học hỏi của bạn càng tốt, bạn càng khai thác được tối đa tiềm năng của bản thân.

5. Kỹ Năng Mềm Thoát Khỏi Vùng An Toàn

Nằm trong vùng an toàn hay sống một cuộc sống an phận có lẽ là lựa chọn của rất nhiều người. Nhưng đó cũng là lựa chọn khiến họ mất đi cơ hội trải nghiệm cuộc sống. Đừng như họ!

Hãy rèn luyện cho mình khả năng bật dậy, thoát khỏi vùng an toàn. Nếu bạn không thích mạo hiểm, không thích rủi ro, bạn sẽ không thể mở rộng tầm nhìn ra thế giới. Hãy thử luyện tập thoát khỏi vùng an toàn dù chỉ một phút, bản thân bạn sẽ có được những trải nghiệm mới mẻ khó quên một đời.

6. Kỹ Năng Thiết Lập Mục Tiêu

Kỹ năng thiết lập mục tiêu là kỹ năng đặt ra mục tiêu cho mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm và nỗ lực thực hiện. Sống mà không có mục tiêu là một cuộc sống vô phương hướng. Bạn sẽ không bao giờ cố gắng nỗ lực phấn đấu. Bạn sẽ luôn dậm chân tại chỗ, thậm chí thụt lùi so với nhiều người khác.

Hãy tạo cho mình thói quen thiết lập mục tiêu mỗi ngày. Đó là cách tốt nhất để bạn cải thiện bản thân, chịu trách nhiệm với những gì mình đã đề ra.

Bên cạnh 6 kỹ năng mềm cần bạn học tập cả một đời để cải thiện chất lượng sống, vẫn còn có những kỹ năng mềm chỉ cần bạn học hỏi trong một thời gian ngắn để tiến gần thành công. Một trong số đó chính là kỹ năng thuyết trình truyền cảm hứng. Bạn không tin ư? Hãy đăng ký tham gia trải nghiệm học thử ở các lớp học về kỹ năng thuyết trình của Tiến Sĩ Hoàng Thu Cúc tại đây, bạn sẽ thấy ngay kết quả.

#NghệThuậtThuyếtTrình

Related Articles

Quy Trình Xây Dựng Bài Thuyết Trình Hoàn Hảo

Khi được giao trọng trách thuyết trình, đa số mọi người đều cảm thấy lo lắng. Nhưng Hoàng Thu Cúc thì thấy đó chính là cơ hội để được tỏa sáng. Chỉ cần bạn biết cách xây dựng bài thuyết trình thật tốt, thể hiện năng lực thuyết phục của bản thân, bạn sẽ thu hút được sự chú ý của mọi người. Con đường thăng tiến cũng trở nên rộng mở phía trước. Đó chính là lý do người thuyết trình tốt luôn có được thành công nhanh chóng.